Trang chủ www.docsachysinh.com
Đọc sách Y sinh || www.docsachysinh.com || Microworld - Macromind
TỔNG
QUAN HỆ RENIN – ANGIOTENSIN
Giới
thiệu chung
Hệ renin-angiotensin (RAS) góp phần đáng kể trong sinh lý bệnh của tình trạng tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim và tiểu đường do bệnh lý thận. Ngày nay người ta đã hiểu tương đối rõ hệ này và đã vận dụng nhiều phương pháp ức chế hoạt động của nó để chữa bệnh. Chương này sẽ đề cập một số vấn đề từ phương diện hóa sinh, sinh học phân tử cho đến sinh lý của hệ renin-angiotensin để chúng ta có được cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết vấn đề này.
Hình 37.1: Tính quyết định của Na+ đối với sự cân bằng nước. (a) Nồng độ Na+ trong huyết tương là một marker đại diện cho tính ưu trương/nhược trương của dung dịch và cách biểu hiện của tế bào trong một dung dịch. Trương lực được quyết định bởi nồng độ osmol hiệu dụng (effective osmols) được xác định bởi tổng thể tích nước trong cơ thể. Chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn khi xét tổng nồng độ Na+ thể và anions ngoại bào trong cơ thể riêng lẽ với tổng nồng độ K+ nội bào trong cơ thể. Sự cân bằng nước tổng thể được quyết định bởi cơ chế gây khát, thụ cảm thẩm thấu(osmoreception), tái hấp thu Na, sự giải phóng vasopressin,… và nồng độ osmol bình thường vào khoảng 280 mosmol/L. Khi quá trình chuyển hóa nước bị gián đoạn, tổng lượng nước trong cơ thể tăng lên sẽ gây giảm natri máu, dung dịch nhược trương và sự nhiễm độc nước (intoxication) xảy ra. Ngược lại, khi tổng lượng nước trong cơ thể giảm sẽ gây tăng natri máu, dung dịch ưu trương và các quá trình dehydrate hóa xảy ra.(b) Thể tích máu ngoại bào (extracellular blood volume) và áp suất của nó được duy trì bởi tổng nồng độ Na+ trong cơ thể, tổng lượng H2O trong cơ thể, trương lực mạch máu, nhịp tim và thể tích tống máu. Thể tích máu ngoại bào này được xác định bởi tổng cân bằng Na dưới sự kiểm soát của vị giác, baroreceptor (trong cơ chế tác hồi âm kiểm soát huyết áp), thói quen ăn uống, sự tái hấp thu Na+, vòng tác hồi vết đặc/cầu thận và các peptide lợi niệu. Sự chuyển hóa Na+ bị gián đoạn và tổng lượng Na+ trong cơ thể tăng lên sẽ gây phù và ngược lại.
Các
thành phần cấu tạo nên hệ renin-angiotensin
Hình 37.2: Các thành phần của RAS. Các mũi tên lớn biểu thị lộ trình cổ điển và các mũi tên nhạt hơn biểu thị các lộ trình thay đổi.
AngII là peptide angiotensin hoạt động nhất, hoạt động qua thụ thể AT1 và AT2 (theo lộ trình tín hiệu của GPCR). Nó được tổng hợp từ angiotensinogen qua hai giai đoạn phân cắt protein (proteolytics). Trước hết, renin được giải phóng ở thận sẽ xúc tác cho phản ứng phân cắt angiotensinogen thành AngI (một decapeptide). Sau đó, khi ACE loại bỏ 2 peptide ở đầu C của AngI để tạo nên AngII.
Ngày nay, quan niệm khi nhìn
nhận về RAS đã có nhiều thay đổi. Người ta thấy nhiều phương diện hơn về RAS như
nó có thành phần mang tính chất cục bộ (local RAS), các lộ trình tổng hợp AngII
thay đổi (không phụ thuộc ACE), sự hình thành và hoạt tính sinh học của các
peptide angiotensin khác như III, IV, 1-7 và các thụ thể gắn angiotensin mới
(angiotensin subtypes 1,2 và 4, [AT1, AT2, AT4];
Mas). Tất cả các điều trên tham gia vào tất cả sự biệt hóa, tăng trưởng của tế
bào, sự phì đại, phản ứng viêm, xơ hóa và apoptosis. Sau đây, chúng ta sẽ lần
lược tiềm hiểu các thành phần của hệ renin-angiotensin và tính chất của chúng.
Renin
Hình 37.3: (A) Minh họa 3 lộ trình sinh lý chính điều hòa sự tiết renin. (B) Cơ chế vết đặc điều hòa sự tiết renin. Sự thay đổi của quá trình đưa NaCl đến vết đặc gây ra một luồng tín hiệu thích hợp đến các tế bào cận tủy thận. Sự giảm nồng độ Na+ sẽ gây tăng điều hòa nNOS và COX-2 trong vết đặc để tăng tổng hợp prostaglandins. PGs và catecholamines kích hoạt sự tổng hợp cAMP và từ đó renin được tạo ra ở tế bào cận tủy thận. Tăng vận chuyển NaCl làm giảm nồng độ ATP và tăng nồng độ ADO. ADO sẽ khuếch tán tới tế bào cận tủy thận, bất hoạt AC và sự tạo renin thông qua protein Gi của thụ thể A1. Sự tăng vận chuyển NaCl trong vết đặc cũng có thể tăng hiện tượng xuất bào của ATP và do vậy có thể gây ra hiện tượng ức chế sự tiết renin trực tiếp qua thụ thể P2Y và hoạt hóa lộ trình Gq-PLC-IP3-Ca2+ ở tế bào cận tủy thận. AngII tuần hoàn cũng có thể bất hoạt sự tiết renin thông qua thụ thể AT1.
Renin là yếu tố quyết định tiên quyết số lượng AngII sẽ được tạo ra. Nó được tổng hợp, dự trữ và tiết (bởi quá trình xuất bào vào trong hệ tuần hoàn động mạch thận) bởi các tế bào hạt cận tủy thận nằm trên thành của động mạch vào cầu thận.
Hình 37.4: Lộ trình tín hiệu chi tiết về tác động của AngII, Adenosine, ATP, Norepineprine,… lên sự co mạch máu.
Renin là một aspatyl protease(nó phân cắt giữa vị trí amino acid 10 và 11 của angiotensinogen để tạo ra AngI).Dạng ban đầu, preprorenin có 406 amino acids sẽ được chuyển thành prorenin. Prorenin sau đó phân cắt để tạo thành thể hoạt động renin bởi quá trình được xúc tác bởi proconvertase 1 hay cathepsin B (loại bỏ 43 amino acid tại đầu N của nó). Thể hoạt động của renin có 340 amino acids và là một glycoprotein, vị trí hoạt động của renin nằm ở trong khe ở giữa hai thùy tương đồng (homologous lobes) của enzyme.Có một điều cần lưu ý là, sự hoạt hóa không kèm phân cắt protein (nonproteolytic activation) là trung tâm của quá trình hoạt hóa RAS cục bộ (local/tissue RAS), quá trình này xảy ra khi prorenin gắn vào thụ thể prorenin/renin, gây biến đổi cấu trúc của proreninkhiến nó không gấp nếp và do vậy để lộ vị trí xúc tác của enzyme. Cả renin và prorenin đều được dự trữ trong các tế bào cận tủy thận và khi được giải phóng, chúng sẽ tuần hoàn trong máu. Nồng độ của prorenin tuần hoàn cao gấp 10 lần renin. Điều cần lưu ý thêm ở mục này đó là thời gian bán hủy của renin chỉ có khoảng 15 phút.
Hình 37.5: Sự hoạt hóa prorenin và sự ức chế bởi các yếu tố dược lý của renin.
Kiểm soát sự chế tiết renin
Hình 37.6:
AngII và/hoặc các một số quá trình trao đổi chất chính.
Sự chế tiết renin từ tế bào cận tủy thận được điều hòa chủ yếu bởi 3 lộ trình:
-
Lộ trình vết đặc (macula densa): Vết đặc là các tế bào biểu mô trụ đặc biệt nằm
cạnh sát các tế bào cận tủy thận. Khi sự tái hấp thu NaCl của vết đặc bị thay
đổi sẽ sinh ra một luồng tín hiệu hóa học điều hòa sự tiết renin. Cụ thể, tăng
dòng NaCl qua vết đặc sẽ ức chế tiết renin và ngược lại, giảm NaCl qua vết đặc
sẽ kích hoạt tiết renin.
ATP, adenosine và prostaglandins điều biến lộ trình tín hiệu này:
o
ATP và adenosine được tiết ra khi các kênh tải NaCl tăng lượng ATP tác động lên
thụ thể P2Y để ức chế sự tiết renin. Khi adenosine tác động thông qua thụ thể
A1, nó cũng ức chế sự tiết renin.
o
Prostaglandins (PGE2, PGI2) được giải phóng khi các kênh giảm tải NaCl và kích
hoạt sự giải phóng renin thông qua quá trình tăng hình thành cAMP. Sự tổng hợp
prostaglandins được kích hoạt bởi COX-2. Lưu ý là cả COX-2 và nNOS tham gia vào
cơ chế tiết renin của vết đặc.Khi chế độ ăn uống quá thiếu Na+, sự
biểu hiện của COX-2 và nNOS sẽ bị quá điều hòa (upregulated). Nhưng nếu một
trong hai phân tử trên bị ức chế, nó sẽ ức chế sự tiết renin. Lộ trình nNOS/NO
có thể tăng sự biểu hiện của COX-2, điều này phát sinh khi chế độ ăn uống có
nồng độ Na+ thấp, tuy nhiên sự tồn tại của COX-2 ở vết đặc lại không
làm giảm biểu hiện của nNOS (khi thử nghiệm trên chuột). Điều này gợi ý rằng có
các cơ chế khác bù trừ cho nNOS trong sự điều hòa của COX-2.
Sự điều hòa theo lộ trình tín hiệu của vết đặc phụ thuộc nhiều vào nồng độ của
Cl- trong lòng ống hơn là Na+. NaCl vận chuyển vào trong
vết đặc qua trung gian bởi kênh đồng vận chuyển Na+-K+-2Cl-
và nồng độ bán tối đa (half-maximal concentrations) của Na+ và Cl-
để có thể được vận chuyển qua kênh đồng vận chuyển lần lượt là 2-3 và 40 mEq/L.
Trên thực tế, nồng độ Na+ trong lòng ống tại vết đặc thường cao hơn
rất nhiều nồng độ cần thiết do vậy sự biến đổi sinh lý nồng độ Na+
tại vết đặc có ít tác động lên sự giải phóng renin. Tuy nhiên, sự thay đổi nồng
độ sinh lý của Cl- trong khoảng từ 20-60 mEq/L ở vết đặc, do vậy nó
mới thực sự tác động có ý nghĩa trong sự tiết renin ở vết đặc.
-
Lộ trình thụ thể áp suất nội thận (intrarenal baroreceptor): Sự tăng hay giảm
huyết áp hoặc áp suất tưới máu thận (renal perfusion pressure) ở tiền mạch cầu
thận (preglomerular vessel)có thể bất hoạt hay kích thích sự tiết renin. Khi áp
suất trong thành động mạch đến giảm thì nó sẽ tạo ra một kích thích trực tiếp
đến sự tiết renin. Tuy nhiên, sự giải phóng prostaglandins thận và sự kết hợp
của 2 yếu tố hóa – cơ học thông qua
kênh ion hoạt hóa bởi sức căng cũng có thể đóng vai trò trung gian trong lộ
trình tín hiệu này.
Hình 37.7:
Cấu trúc nephron cận tủy và hệ thống cấp máu của chúng.
-
Lộ trình thụ thể adrenergic β1: Cơ chế điều hòa này hoạt động qua trung gian sự
giải phóng của norepinephrine thông qua các thần kinh giao cảm hậu hạch
(postganglionic sympathetic nerves), nó tác động lên thụ thể β1 trên các tế bào
cận tủy thận để tăng sự tiết renin.
Hình 37.8:
Các hoạt động phụ thuộc/không phụ thuộc AngII của prorenin.
Từ 3 cơ chế trên ta có thể thấy rằng sự tiết renin dẫn đến tăng sự hình thành
AngII. Đến lượt mình, AngII kích hoạt thụ thể AT1 trên tế bào cận tủy thận để ức
chế sự tiết renin (người ta gọi là hiện tượng tác hồi âm vòng ngắn). AngII làm
tăng máu động mạch thông qua thụ thể AT1 và quá trình này ức chế sự
tiết renin như sau:
-
Hoạt hóa thụ thể áp suất ở áp suất cao do vậy làm giảm trương lực giao cảm thận.
-
Tăng áp suất ở mạch tiền cầu thận.
-
Giảm tái hấp thu NaCl ở ống lượn gần (áp suất thải Na+, pressure
natriuresis) sẽ làm tăng sự vận chuyển NaCl đến vết đặc.
Sự bất hoạt sự tiết renin thông qua sự tăng áp suất máu cảm ứng thông qua AngII
còn được gọi là vòng tác hồi âm vòng dài.
Các lộ trình sinh lý điều hòa sự tiết renin đều có liên quan đến áp suất máu,
chế độ muối đưa vào và các tác nhân dược lý,… Vòng lợi tiểu (loop diuretics)
hoạt hóa sự tết renin vì giảm áp lực động mạch do ngăn chặn được sự tái hấp thu
NaCl ở vết đặc. Các thuốc thuộc nhóm NSAID ức chế sự tổng hợp prostaglandin và
do vậy giảm tiết renin. Các chất bất hoạt ACE, khóa thụ thể angiotensin (ARBs)
và chất ức chế renin đều làm gián đoạn cả 2 cơ chế tác hồi âm và vì vậy tăng
tiết renin. Sự gia tăng cAMP ở tế bào cận tủy thận cũng kích hoạt renin.
Hình 37.9:
Vị trí tương đối của vết đặc và tế bào hạt.
Cơ chất của renin là angiotensinogen, một glycoprotein hình cầu có khối lượng
phân tử từ 55000 đến 60000 kDA. AngI là dạng bị cắt bớt amino acid ở đầu N của
angiotensinogen. Ở loài người, angiotensinogen có chứa 452 amino acids và được
tổng hợp từ preangiotensinogen, có chứa 24 đến 33 amino acid thuộc chuỗi peptide
tín hiệu. Angiotensinogen được tổng hợp và tiết chủ yếu bởi tế bào gan mặc dù
yếu tố phiên mã gene của nó cũng được tìm thấy trong tế bào não, tế bào mỡ và
thận. Sự tổng hợp angiotensinogen được kích hoạt bởi phản ứng viêm, insulin,
estrogens, glucocorticoids, hormone tuyến giáp và AngII. Trong giai đoạn mang
thai của nữ giới, nồng độ angiotensin huyết tương tăng lên gấp vài lần kèm theo
quá trình tăng nồng độ estrogen.
Hình 37.10:
Công thức peptide của một số loại Angiotensin chính.
Nồng độ angiotensinogen tuần hoàn xấp xỉ mức cân bằng với hằng số Km
của renin đối với cơ chất của nó (khoảng 1 µM). Do vậy, mức tổng hợp AngII và
huyết áp đều bị tác động bởi sự thay đổi nồng độ của angiotensinogen. Ví dụ,
chuột thí nghiệm mất khả năng tổng hợp angiotensinogen bị huyết áp thấp và điều
này có mối quan hệ tới số lượng gene tổng hợp angiotensinogen, nồng độ
angiotensinogen trong huyết tương và huyết áp động mạch. Phương pháp tránh thai
bằng đường uống chứa estrogen tăng nồng độ angiotensinogen tuần hoàn và do vậy
có thể gây tăng huyết áp. Đột biến thay thế 1 cặp nu gene mã hóa cho
angiotensinogen (biến methionine hay threonine ở vị trí 235 của angiotensinogen)
làm tăng nồng độ angiotensinogen có liên quan đặc biệt tới tình trạng cao huyết
áp chu sinh.
Hình 37.11:
Minh họa sơ bộ các cấu trúc tham gia tổng hợp AngII.
Angiotensin-Converting Enzyme
(ACE, Kininase II, Dipeptidyl Carboxypeptidase)
Hình 37.12:
So sánh tác động của ACE và ACE2.
ACE là một ectoenzyme (enzyme ngoại bào) có bản chất là glycoprotein với khối
lượng phân tử khoảng 170000 kDa. ACE ở người có chứa 1277 amino acid và có 2
domain tương đồng, mỗi domain có chứa một vị trí xúc tác và một vùng gắn Zn2+.
ACE cũng có một domain đầu N của chuỗi amino acid lớn ở ngoại bào, một domain
đầu C của chuỗi amino acid ngắn ở nội bào và vùng kị nước 17 amino acid neo
enzyme vào màng tế bào. ACE có khả năng cắt không chuyên biệt một dipeptide bất
kì trên chuỗi amino acid từ cơ chất. Các cơ chất thích hợp của nó thường phải có
một nhóm carboxyl tự do ở đầu C của chuỗi và không có proline ở vị trí áp chót,
do vậy nó không thể phân giải AngII (có proline ở vị trí số 7). ACE thực chất là
một kininase II, một enzyme có khả năng bất hoạt bradykinin và các peptide giãn
mạch khác. Mặc dù sự chuyển đổi AngI và AngII xảy ra từ từ trong tế bào chất,
quá trình trao đổi chất xảy ra rất nhanh trong cơ thể là do có sự hiện diện của
ACE trên bề của tế bào biểu mô ở phía lòng ống của hệ mạch.
Hình 37.13:
Dòng tác lộ trình tín hiệu của Ang và mối tương tác của hệ thụ thể AT1
và AT(1-7). ACE2 thủy phân AngI để tạo thành Ang(1-7). ACE
cũng chuyển Ang(1-7) thành Ang(1-5). Ngoài ra, Ang(1-12) cũng có thể được tạo ra
từ quá trình phân cắt Angiotensinogen. Ang(1-7) có thể giảm bớt phản ứng viêm và
tác động xơ hóa của lộ trình AngII-AT1 vì nó có khả năng bất hoạt lộ
trình MAPKK, COX2 và các yếu tố tiền viêm khác.
Gene mã hóa ACE có hiện tượng đột biến thêm/bớt đa hình(insertion/deletion
polymorphism, còn gọi là indel) ở intron 16. Điều này giải thích tại sao có tới
47% trường hợp có sự khác nhau vềbiểu
hiện kiểu hình của ACE trong huyết thanh. Sự mất allele (deletion allele) có
liên quan tới hiện tượng gia tăng nồng độ ACE trong huyết thanh và tăng chuyển
hóa bradykinin có thể là một yếu tố nguy cơ đối với các rối loạn tăng huyết áp,
phì đại cơ tim, xơ vữa mạch máu và tiểu đường do bệnh lý thận.
Angiotensin-Converting Enzyme 2
Có 2 nhóm carboxypeptidase liên quan ACE được phát hiện độc lập và ngày nay được
gọi là ACE2. ACE2 ở người có 805 amino acid và một trình tự tín hiệu giả định
ngắn. ACE2 có chứa một domain xúc tác có độ tương đồng là 42% với domain xúc tác
của ACE. ACE2 loại bỏ một amino acid từ đầu C để chuyển AngI thành Ang(1-9) và
AngII thành Ang(1-7). AngII là cơ chất “được ưa thích” của ACE2, có ái lực gấp
400 lần so với AngI. Ý nghĩa sinh lý của ACE2 cho đến nay vẫn còn chưa được biết
đầy đủ. tuy nhiên, nó có thể có cơ chế điều hòa đối nghịch lại với ACE. Vì ACE2
điều hòa nồng độ của AngII và giới hạn tác động của nó bằng cách chuyển AngII
thành Ang(1-7). Ang(1-7) gắn vào thụ thể Mas và sinh ra bradykinin - phân tử gây
giãn mạch và đáp ứng chống tăng sinh, ngoài ra nó còn có thể tạo ra NO và PGI2.
Ở động vật có vú, giảm biểu hiện ACE2 có liên quan đến rối loạn cao huyết áp,
giảm co cơ tim và tăng nồng độ AngII. Quá biểu hiện gene mã hóa ACE2 sẽ ngăn
chặn tình trạng phì đại cơ tim do tác động của AngII ở các con chuột thí nghiệm
bị cao huyết áp. ACE cũng đóng vai trò như một thụ thể của coronavirus SARS.
Hình 37.14:
Vị trí giải phẫu của OVLT, PSO và AP.
Khi AngI được bài tiết vào tĩnh mạch, chúng nhanh chóng chuyển thành AngII,
lượng AngI chỉ bằng 1% lượng AngII có trong cơ trơn, tim và vỏthượng thận.
AngIII được tạo thành từ AngII qua tác động của aminopeptidase hay từ
Ang(2-10) nhờ ACE. AngII và AngIII đều có vai trò và khả năng kích thích tiết
aldosterone như nhau nhưng AngIII chỉ có khả năng tăng huyết áp bằng 25% khả
năng của AngII và khả năng kích thích tủy thượng thận cũng chỉ bằng 10% của
AngII.
Ang(1-7) được tạo thành bởi rất nhiều con đường (AngI chuyển thành Ang(1-7) nhờ
vào endopeptidase, AngII chuyển thành Ang(1-7) thông qua tác động của
prolylcarboxypeptidase (Ferrario et al., 1997)). ACE2 chuyển AngI thành
Ang(1-9), chuyển AngII thành Ang(1-7) và đồng thời xúc tác quá trình chuyển hóa
qua lại giữa Ang(1-9) và Ang(1-7). Theo các nghiên cứu trên động vật, ta nhận
thấy Ang(1-7) có tác động ngược với AngII: chúng gây giãn mạch, điều khiển quá
trình tạo NO, giúp bradykinin có khả năng gây giãn mạch, ngăn chặn sự hoạt hóa
ERK1/2 bởi AngII; nó ngăn tái tạo mạch, ức chế tăng sinh và chống tạo thành
huyết khối. Chúng có vai trò bảo vệ tim trong bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và
suy tim. Hoạt động của Ang(1-7) được điều hòa bởi thụ thể Mas. Tiền gene gây ung
thư Mas mã hóa cho GPCR đơn độc (orphan G protein–coupled receptor). Năm 1997,
Ferrario và cộng sự nhận ra rằng Ang(1-7) có tác dụng cân bằng hoạt động của
AngII dựa vào tỉ số hoạt động của ACE-AngII/ACE2-Ang(1–7). ACE inhibitors tăng
nồng độ của Ang(1-7) trong bào tương và mô bởi 2 nguyên nhân: (1) Nồng độ AngI
tăng lên nhưng chúng không tham gia vào quá trình tạo thành Ang II, (2) ACE
góp phần vào độ thanh thải huyết tương của Ang(1-7). Thụ thể AT1
bị khóa làm tăng lượng AngII chuyển thành Ang(1-7) nhờ vào ACE2.
Hình 37.15:
RAS và các lộ trình tín hiệu cơ bản.
Angiotensin IV (AngIV) hay còn gọi là Ang(3-8) được tạo thành từ AngIII thông
qua sự xúc tác của aminopeptidase M và có ảnh hưởng đến trí nhớ và nhận thức.
Chức năng của AngIV được điều hòa bởi thụ thể
AT4
(có chức năng như là insulin-regulated amino peptidases, IRAPs). AngIV bám vào
thụ thể AT4, làm cho IRAP không còn chức năng hoạt hóa, qua đó tích
tụ các neuropeptide có liên quan đến khả năng ghi nhớ. AngIV còn có vai trò
trong quá trình giãn mạch máu thận, gây đào thải natri qua nước tiểu
(natriuresis), quá trình biệt hóa thần kinh, sự phì đại (hypotrophy), quá trình
viêm và quá trình tái cấu trúc chất nền ngoại bào. Người ta tạo ra những chất
tương tự AngIV trong chữa trị Alzheimer’s và chấn thương đầu thông qua khả năng
điều trị quá trình nhận thức của chúng.
Angiotensinases
Nhóm này bao gồm các aminopeptidase, endopeptidase, carboxypeptidase và các
peptidase khác có khả năng phân giải và bất hoạt peptides angiotensin. Cần lưu ý
là không có enzyme nào có tác động đặc hiệu.
Các loại thụ thể của Angiotensin
AngII và AngIII gắn kết với thụ thể AT1 (359 amino acid) và AT2
(363 amino acid), hai thụ thể có lộ trình thông qua GPCRs. Điều thú vị là thụ
thể AT1 có ái lực với losartan cao hơn gấp 10000 so với thụ thể AT2.Hai
thụ thể có 34% trình tự tương đồng.
Hầu hết các tác dụng ính học được biết cho tới nay của AngII là qua trung gian
của thụ thể AT1. Gene mã hóa cho thụ thể AT1 có một hiện
tượng đa hình (sự chuyển A thành C ở vị trí thứ 1166) sẽ liên quan tới tình
trạng cao huyết áp, bệnh lý phì đại cơ tim và chứng hẹp động mạch vành. Hơn nữa,
thể allele C liên hợp với ACE mất allele (synergize) sẽ tăng yếu tố nguy cơ tới
bệnh lý mạch vành. Chứng preeclampsia (toxemia) có liên quan tới một tự kháng
thể (agonistic auto-antibody) agonist đối kháng với thụ thể AT1.
Hình 37.16:
Các lộ trình được đề nghị để tăng tổng hợp angiotensin IV và angiotensin(3-7).
Chức năng của thụ thể AT2 chưa được biết nhiều lắm, nhưng chúng có
thể làm ngang bằng (counterbalance) nhiều chức năng của thụ thể AT1
vì nó có tác dụng chống tăng sinh, proapoptotic, giãn mạch, yếu tố lợi niệu và
chống tăng huyết áp.
Thụ thể AT2 có ở nhiều loại mô trong giai đoạn phôi thai, nhưng bị
giới hạn lại ở người lớn. Mặc dù thụ thể AT2 được xem như là một thụ
thể bảo vệ hệ tim mạch, sự quá biểu hiện và hoạt hóa của nó được cho là góp phần
làm phì tại cơ tim và xơ hóa tim. Sự biểu hiện của thụ thể AT2 bị quá
điều hòa trong các tình trạng bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, xơ hóa tim, thiếu
máu cục bộ cơ tim,… Tuy nhiên, ý nghĩa thật sự của việc tăng biểu hiện thụ thể
AT2 vẫn còn chưa biết rõ.
Thụ thể Mas liên quan đến tác động của Ang(1-7), có chức năng trong cơ chế gây
giãn mạch và chống tăng sinh. Trong nghiên cứu, các con chuột thí nghiệm mất
gene mã hóa Mas có biểu hiện rối loạn chức năng tim.
Thụ thể AT4 (IRAP) là trung gian hoạt động của AngIV. Thụ thể này là
một protein xuyên màng đơn gồm 1025 amino acid và cùng tồn tại với GLUT4. Thụ
thể AT4được xác nhận là tồn tại ở nhiều loại mô, như mô tim, mạch
máu, vỏ thượng thận và vùng não xử lý chức năng cảm giác và vận động.
Sự gắn kết của Angiotensin – thụ thể và các phân tử tác hiệu
Thụ thể AT1 hoạt hóa một lượng lớn các hệ thống truyền tin, tạo ra
nhiều loại tác động đến các loại tế bào khác nhau để sinh ra các đáp ứng sơ cấp
và thứ cấp. Thụ thể AT1 gắn kết với một số GPCR như Gq, G12/13
và Gi. Trong hầu hết các loại tế bào, thụ thể AT1
gắn kết với protein Gq để hoạt hóa lộ trình PLCβ-IP3-Ca2+.
Sau đó, như một sự hoạt hóa thứ cấp, các yếu tố truyền tin khác như PKC, PLA2
và PLD hoạt động,eicosanoid được tạo ra và kích hoạt hiện tượng hoạt hóa phụ
thuộc Ca2+, hoạt hóa lộ
trình MAP kinase và hoạt hóa phụ thuộc Ca2+-calmodulin của NOS cũng
có thể xảy ra.
Sự hoạt hóa protein Gi có thể xảy ra, làm giảm hoạt tính của AC và
giảm nồng độ cAMP.Mặt khác, cũng có bằng chứng cho thấy có sự bắt chéo lộ trình
Gq
"
Gs, như sự hoạt hóa lộ trình AT1-Gq-PLC có thể tăng cường sự sản xuất
cAMP. Tiểu đơn vị βγ của Gi và sự kích hoạt protein G12/13
hoạt hóa tyrosine kinase, hoạt hóa protein G nhỏ (như Rho chẳng hạn). Sau cùng,
lộ trình JAK/STAT có thể được hoạt hóa và nhiều yếu tố điều hòa quá trình phiên
mã cũng được tạo ra.
Bằng các cơ chế này, ta thấy rằng angiotensin có tác động tới sự biểu hiện của
các gene liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào và sự tổng hợp các thành phần
của chất nền ngoại bào. Thụ thể AT1 cũng kích hoạt hoạt động của
NADH/NADPH oxidase để sinh ra ROS. ROS có thể góp phần vào các tác dụng hóa sinh
học (sự hoạt hóa của MAPK, tyrosine kinase và phosphatase; sự bất hoạt NO và sự
biểu hiện của các monocyte chemoattractant protein-1) và tác dụng sinh lý (hiệu
ứng cấp tính lên chức năng thận, hiệu ứng mạn tính lên huyết áp, sự phì đại cơ
tim và phản ứng viêm,…).
Hình 37.17:
Sự liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
Người ta còn chưa biết nhiều về thụ thể AT2. Tín hiệu từ thụ thể AT2
có thể có hoặc không phụ thuộc vào lộ trình tín hiệu của protein G. Kết quả của
sự hoạt hóa thụ thể AT2 bao gồm sự hoạt hóa của phosphoprotein
phosphatase, kênh K+, sự tổng hợp NO và cGMP, sự tổng hợp bradykinin
và sự bất hoạt chức năng của kênh Ca2+. Thụ thể AT2 cũngcó
thể tham gia vào nhiều hoạt động sinh học cơ hữu trong cơ thể.
Sự quá biểu hiện của thụ thể AT2cũng được cho rằng có liên quan đến
sự tổng hợp NO ở tế bào cơ trơn mạch máu và sự phì đại tế bào cơ tim thông qua
các hoạt tính nội tại của thụ thể AT2 không phụ thuộc vào sự gắn kết
với angiotensin. Một số các báo cáo cũng ghi nhận, sự đồng oligomer hóa thụ thể
AT2 cũng gây ra hiện tượng apoptosis,…
Chức năng và tác dụng của hệ renin-angiotensin
Các tác dụng chính của AngII trên hệ tim mạch bao gồm:
-
Đáp ứng tăng áp nhanh.
-
Đáp ứng tăng áp chậm.
-
Sự phì đại và tái cấu trúc tế bào tim và mạch.
Sự gia tăng nồng độ AngII trong huyết tương một cách vừa phải vẫn có thể làm
tăng huyết áp đáng kể. Về mặt nồng độ hiệu dụng, AngII có tác động mạnh gấp 40
lần NE. EC50 của AngII để có thể tăng huyết áp là khoảng 0.3 nM. Khi
tiêm AngII qua đường tĩnh mạch, huyết áp hệ thống sẽ tăng lên chỉ trong vài
giây, đạt định nhanh và trở về mức bình thường trong vài phút.Hiện
tượng đáp ứng nhanh này của AngII là kết quả của sự tăng tổng sức cản ngoại
vi nhanh chóng (một đáp ứng giúp duy trì áp suất trong lòng mạch) trong trường
hợp hạ huyết áp hay mất máu, giãn mạch,… Mặc dù AngII tăng lực co cơ tim một
cách trực tiếp (thông qua khả năng mở kênh Ca2+ phụ thuộc điện thế ở
tế bào cơ tim) và tăng nhịp tim không trực tiếp (thông qua trương lực giao cảm,
tăng dẫn truyền thần kinh adrenergic và giải phóng catecholamine), sự gia tăng
nhanh chóng của huyết áp hoạt hóa phản xạ thụ thể áp suất, do vậy làm giảm
trương lực giao cảm và tăng trương lực dây thần kinh số X. Do vậy, trong các
tình trạng sinh lý, AngII có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi lực co cơ, nhịp
tim và cung lượng tim. Từ đó ta có thể thấy rằng, xét cho cùng, sự thay đổi cung
lượng tim cũng góp phần nhỏ trong đáp ứng tăng huyết áp nhanh tạo ra bởi AngII.
AngII cũng có thể gây ra các
đáp ứng chậmgiúp ổn định áp suất máu động mạch trong thời gian
dài, có khi vài ngày mới đạt hiệu quả. Hiện tượng đáp ứng chậm này có nền tảng
từ sự giảm chức năng bài tiết của thận, làm đường cong áp suất thận-đào thải
natri bị lệch sang phải. AngII kích hoạt tổng hợp endothelin-1 và các anion
superoxide, các thành phần sau đó cũng tham gia vào quá trình này. Khi đề cập
sâu hơn về tác dụng tăng huyết áp động mạch, người ta cũng biết là AngII kích
hoạt hiện tượng tái cấu trúc (remodeling) hệ tim mạch, gây ra sự phì đại của tế
bào mạch máu và tế bào tim, tăng sự tổng hợp và lắng động collagen bởi các
nguyên bào sợi cơ tim.
Hình 37.18:
Tổng thể 3 cơ chế tác động chính của AngII và cơ chế của nó.
AngII co các tiểu động mạch tiền mao mạch (precapillary arterioles) và các tiểu
tĩnh mạch hậu mao mạch (postcapillary) thông qua thụ thể AT1 ở trên tế bào cơ
trơn và hoạt hóa lộ trình tín hiệu Gq-PLC-IP3-Ca2+. AngII
có nhiều mức tác dụng lên các loại tế bào mạch máu khác nhau. Nó là chất co mạch
mạnh nhất ở thận và yếu hơn một chút ở các mạch máu tạng. Sự co mạch do AngII có
mức độ thấp nhất ở mạch máu não, yếu hơncả ở phổi và cơ bám xương. Tuy nhiên,
nồng độ AngII tuần hoàn cao có thể làm giảm dòng máu não và mạch vành.
Sự tăng dẫn truyền thần kinh noradrenergic ngoại biên
AngII tăng tiết norepinephrine từ các đầu tận của hệ thần kinh giao cảm bằng
cách ức chế quá trình tái hấp thu norepinephrine vào lại đầu tận thần kinh và
bởi nó tăng cường đáp ứng của mạch máu đối với NE. Lưu ý thêm, nồng độ AngII cao
sẽ hoạt hóa trực tiếp các tế bào hạch.
Hình 37.19:
Đường cong áp suất thận – đào thải Natri: Tác dụng của Na+ lên sự
tiết renin và huyết áp. Sự bất hoạt hệ thống renin-angiotensin sẽ gây ra hiện
tượng tụt huyết áp ở người thiếu hụt Na+.
Tác động lên hệ thần kinh trung ương
Một lượng nhỏ AngII được đưa vào động mạch ở cột sống làm tăng huyết áp động
mạch này nhờ vào sự tăng hiệu ứng giao cảm của hormone trên các nhân quanh tĩnh
mạch (circumventricular nuclei) không được bảo vệ bởi hành rào máu não. Ví dụ
như ở vùng sau, cơ quan dưới trụ não (subfornical organ), cơ quan chứa đựng mạch
máu của phiến tận cùng (organum vasculosum of the lamina terminalis, điều hòa áp
suất thẩm thấu của máu). AngII cũng làm giảm sự giáng cấp qua trung gian
baroreceptor của hệ giao cảm qua đó làm tăng huyết áp động mạch. AngII được tạo
ra từ máu và trong não (có vai trò như một neurotransmitter) đều ảnh hường đến
hệ thần kinh trung ương. Não chứa tất cả thành phần cấu tạo nên RAS. Nói sâu hơn
về hiện tượng tăng trương lực giao cảm, AngII còn làm tuyến yên sau
(neurohypophysis) tăng tiết vasopressin.
Sự giải phóng catecholamine từ tủy thượng thận
AngII kích hoạt sự giải phóng catecholamine từ tủy thượng thận bởi vì nó khử cực
tế bào chromaffin.
AngII ảnh hưởng tới chức năng của thận rất rõ rệt, nó làm giảm sự bài tiết Na+
và nước và tăng sự bài tiết K+. Tác dụng tổng thể của AngII ở thận là
làm cho đường cong áp suất thận-đào thải Natri lệch sang bên phải.
Tác dụng trực tiếp của AngII lên sự tái hấp thu Na+ ở ống thận
Hình
37.20:
Các yếu tố bất hoạt RAS. ACE-I (angiotensin-converting enzyme inhibitor), ARB
(angiotensin receptor blocker), DRI (direct renin inhibitor).
AngII dù ở nồng độ rất thấp cũng kích hoạt sự chuyển đổi Na+/H+
ở ống lượn gần do vậy tăng sự tái hấp thu Na+, Cl- và HCO3-.
Có khoảng 20-30% lượng bicarbonate được điều khiển bởi nephron chịu tác động
theo cơ chế này. AngII cũng tăng biểu hiện của kênh đồng vận chuyển Na+-glucose
ở ống lượn gần. Một nghịch lý là, ở nồng độ cao AngII lại ức chế kênh vận chuyển
Na+ ở ống lượn gần. AngII cũng trực tiếp kích hoạt kênh đồng vận
chuyển Na+-K+-2Cl- ở đoạn dày cành lên quai
Henle. Ống lượn gần tiết angiotensinogen và ống nối (connecting
tubule, theo cách phân chia của một số tài liệu, nối ống lượn xa và ống góp
vỏ, tuy nhiên về mặt phôi thai người ta thấy rằng nó thuộc về nephron, phát
triển từ nhú niệu quản) giải phóng renin, do vậy RAS cận tiết có thể góp phần
vào sự tái hấp thu Na+.
Sự giải phóng Aldosterone từ vỏ thượng thận
AngII kích hoạt tế bào
zona glomerulosa (nằm ngoài
cùng) ở vỏ thượng thận để tăng tổng hợp và tiết aldosterone. Aldosterone hoạt
động ở ống lượn xa và ống góp, gây tái hấp thu Na+ và đào thải K+
với H+. Yếu tố kích hoạt của AngII trên sự tổng hợp và chế tiết
aldosterone được tăng cường trong tình trạng giảm natri máu, tăng Kali máu
(hyperkalemia) và giảm bớt khi nồng độ Na+ và K+ trong bào
tương ở một tỉ lệ sinh lý thích hợp.
Biến đổi huyết động học của thận
AngII giảm dòng máu qua thận và chức năng bài tiết của thận vì nó gây co trực
tiếp mạch máu thận, tăng trương lực giao cảm cảm thận (tác dụng của hệ thần kinh
trung ương) và tăng dẫn truyền hệ adrenergic thận (một tác động nội thận). Một
cách hệ thống, chúng ta cũng nên nhớ rằng hiện tượng co mạch do AngII gây ra ở
các vi mạch máu tiền cầu thận được tăng cường bởi adenosine nội sinh thông qua
hệ thống truyền tín hiệu được hoạt hóa bởi thụ thể AT1 và A1.
AngII ảnh hưởng tới mức lọc cầu thận (GFR) theo một số cơ chế sau:
-
Co động mạch vào – giảm áp suất nội cầu thận và làm giảm GFR.
-
Làm teo tế bào gian mạch (mesangial cells) do vậy làm giảm bề mặt mao mạch lọc
máu trong cầu thận do vậy cũng gây giảm GFR.
-
Co động mạch ra, do vậy làm tăng áp suất nội cầu thận và do vậy tăng GFR.
Thông thường, GFR sẽ giảm nhẹ bởi AngII. Tuy nhiên, khi áp suất động mạch thận
giảm, tác động của AngII lên động mạch đi chiếm ưu thế hơn, do vậy AngII sẽ găng
GFR. Từ đó ta thấy rằng, khóa RAS có thể gây suy thận cấp ở bệnh nhân bị hẹp
động mạch thận 2/1 bên đối với bệnh nhân có 2 thận và 1 thận.
Sự phì đại tim – mạch và hiện tượng tái cấu trúc
Các thay đổi bệnh lý bao gồm phì đại cơ tim và tái cấu trúc tăng mức độ nguy
hiểm của bệnh tật (morbidity) và tỉ lệ tử vong (mortality). Những thay đổi bệnh
lý của cấu trúc hệ tim mạch phụ thuộc vào sự gia tăng của hiện tượng di cư
(migration), tăng sinh (proliferation, hyperplasia) và phì đại tế bào cũng như
tăng chất nền ngoại bào. Các tế bào (tế bào cơ trơn mạch máu, tế bào cơ tim,
nguyên bào sợi) bị biến đổi liên quan tới AngII như sau:
-
Ang II kích hoạt di cư, tăng sinh và phì đại cơ trơn mạch máu.
-
Tăng tổng hợp chất nền ngoại bào bởi tế bào cơ trơn.
-
Gây ra hiện tượng phì đại tế bào cơ tim.
-
Tăng tổng hợp chất nền ngoại bào bởi nguyên bào sợi tim.
Hình 37.21:
Minh họa tác động của TGF-β lên hiện tượng phì đại cơ tim và hiện tượng tái cấu
trúc.
Các tác động của AngII ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào, gây ra sự biểu hiện của
các proto-oncogene (c-fos, c-jun, c-myc và egr-1). Các yếu tố này gây ra sự biểu
hiện của các yếu tố tăng trưởng như FGF, PDGF và TGF-β. Hơn nữa, AngII cũng tăng
hiện tượng tổng hợp và phân giải chất nền ngoại bào một cách gián tiếp thông qua
aldosterone.